Stan Kroenke có thể xem là trường hợp điển hình cho câu nói tếu táo: “Sóng gió phủ đời trai/Tương lai nhờ nhà vợ”.

Stan Kroenke có thể xem là trường hợp điển hình cho câu nói tếu táo: “Sóng gió phủ đời trai/Tương lai nhờ nhà vợ”. Lớn lên trong ngôi làng chỉ vỏn vẹn 23 người, không biết bằng cách nào, năm 27 tuổi, Kroenke lấy con gái của Bud Walton, người mở ra chuỗi bán lẻ Walmart trên toàn thế giới.

Chớp mắt, với sự hỗ trợ từ ông bà nhạc, Kroenke triển khai các hoạt động kinh doanh từ bất động sản, ngân hàng, các CLB thể thao và thành tỷ phú. Forbes thống kê tài sản của Kroenke lúc này khoảng 15,7 tỷ USD.

Kroenke quả quyết hồi mới quen vợ, công việc làm ăn của nhà Walton vẫn rất bình thường. Gia đình nhà vợ khi ấy chỉ mở quầy hàng bán lẻ, và đấy tuyệt đối không phải mối quan hệ với mục tiêu tài chính.

Stan Kroenke không còn keo kiệt với Arsenal
Stan Kroenke không còn keo kiệt với Arsenal

Nếu có gì để nói về Kroenke, phải nhấn mạnh đây là mẫu người có tính kiên nhẫn cao. Năm 2000, Kroenke thôn tính thành công đội bóng rổ Denver Nuggets tại NBA với giá 450 triệu USD. Bối cảnh thời điểm đó: Denver thuộc dạng yếu gần nhất NBA, và không có cửa cạnh tranh với những siêu cường bờ Tây như LA Lakers, San Antonio Spurs…

Kroenke khi ấy cam kết với thị trưởng thành phố ê-kíp của mình sẽ ở lại Denver 25 năm, tới năm 2025. Kroenke giữ lời thật. Sau 23 năm từ ngày đó, Denver Nuggets của tỷ phú này vô địch NBA, một kết quả gần như không tưởng cả về đầu ra lẫn quá trình nếu chúng ta đặt điểm nhìn vào năm 2000.

Arsenal lúc này đang là một hành trình như thế của Kroenke. Bắt đầu sở hữu cổ phần Arsenal từ năm 2007, tỷ phú người Mỹ Stan Kroenke mất 4 năm để nâng số cổ phần từ 9,9% lên xấp xỉ 63%, mất thêm 7 năm để sở hữu hoàn toàn “Pháo thủ”. Lúc này, Stan Kroenke đã có mặt tại Arsenal 16 năm. 80% thời gian ấy, tỷ phú người Mỹ nhận chỉ trích ngập mặt vì tính keo kiệt.

Hành trình của Kroenke với Arsenal được phủ bóng bởi cái tên Alisher Usmanov. Trong thời gian dài, Usmanov thường xuyên gạ gẫm Kroenke bán khối lượng cổ phần để mình thành ông chủ của Arsenal.

Tham vọng của Usmanov là xây dựng “Pháo thủ” theo mô hình Chelsea của người đồng hương Roman Abramovich: Chi nhiều tiền, gặt hái thành công ngắn hạn. Kroenke thì muốn hướng Arsenal tới mô hình bền vững tài chính: Chi vừa đủ tiền, tạo nền móng, hướng tới thành công trong tương lai.

Kroenke nhất quyết từ chối bán cổ phần cho Usmanov. Khi tỷ phú người Nga bỏ cuộc, Kroenke vung tiền mua nốt 30% cổ phần để chính thức sở hữu toàn bộ “Pháo thủ”. Phải đến khi đó, Arsenal mới thấy được sức mạnh của người sở hữu tài sản 15 tỷ USD. Kroenke nắm toàn bộ quyền hành tại Arsenal vào cuối tháng 8/2018. Từ đó tới nay, Arsenal luôn chi ít nhất 85 triệu bảng vào mỗi kỳ chuyển nhượng mùa hè.

Hành trình của Kroenke với Arsenal được phủ bóng bởi cái tên Alisher Usmanov.
Hành trình của Kroenke với Arsenal được phủ bóng bởi cái tên Alisher Usmanov.

Tất cả có lẽ đều biết mức chi của Arsenal những năm gần đây với Declan Rice, Gabriel Jesus, Kai Havertz, Jurien Timber…: Nó đến từ hầu bao của Kroenke, người không thiếu tiền nhưng có cách thức rất rõ ràng để đạt được mục tiệu. “Pháo thủ” cũng ăn nên làm ra trên thị trường khi kiếm 176 triệu bảng từ các hợp đồng tài trợ và hoạt động thương mại trong năm 2023. Arsenal cũng ký kết với 25 nhà tài trợ, con số nhiều nhất từ trước tới nay.

Lúc này, không ai còn bảo Kroenke là gã keo kiệt nữa. Giống trường hợp của Denver Nuggets, Arsenal là kế hoạch dài hơi của Kroenke. Ông thừa kiên nhẫn để chứng kiến “Pháo thủ” đi theo hướng mình muốn, mặc kệ chê bai từ CĐV. Đấy là giá trị của Kroenke, tỷ phú giàu lên nhờ nhà vợ và có thể xem là kiên nhẫn hơn bất kỳ ông chủ nào người hâm mộ bóng đá thông thường từng biết.

Keyword nhandinh nhacai đem đến cho bạn các trận kèo ăn thưởng cao mỗi ngày.

Tác giả: Đỗ Bằng Quý

Giới thiệu: Đỗ Bằng Quý là một nhà bóng thể thao, bóng đá rất được yêu thích tại Việt Nam hiện nay. Ngoài ra, anh còn nổi bậc khi tác nghiệp tại các giải bóng đá lớn, các sự kiện thể thao hàng đầu khi được tổ chức.